Việc ăn thịt tác hại thế nào, bạn đã biết chưa?

SỰ THỐI RỮA CỦA THỊT

Ngay sau khi bị giết, protein trong cơ thể con vật đông đặc lại, các enzyme nội bào tự hoại phóng thích ra, quá trình thối rữa bắt đầu và diễn ra rất mạnh ở dạ dày, ruột của người ăn. Miếng thịt chính là một phần XÁC CHẾT của con vật. Thịt là thức ăn của xác chết.

Sự thối rữa tạo ra độc tố phá hủy môi trường của những vi khuẩn có ích trong ruột non, làm thoái hóa các nhung mao thành ruột, nơi hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và sản sinh ra hồng cầu.

             Yêu cơ thể hơn với dĩa nấm chay

Thịt lại vận chuyển rất chậm trong đường tiêu hóa, năm ngày sau khi ăn mới được đẩy ra khỏi cơ thể (trong khi thức ăn thực vật do có nhiều chất xơ, chỉ cần một ngày rưỡi). Suốt thời gian lưu lại trong cơ thể, những chất độc hại từ thit thối rữa thường xuyên tiếp xúc với thành ống tiêu hóa, gây bệnh cho tá tràng, ruột già, làm suy yếu đường ruột.

Chính vì thế, những người ăn nhiều thịt thường có tỷ lệ mắc bệnh, điển hình là UNG THƯ bộ máy tiêu hóa cao hơn hẳn.

Hơn thế nữa, ăn nhiều thịt còn khiến các cơ quan, nhất là tiêu hóa cần nhiều oxy hơn, từ đó nhịp thở tăng lên, khó duy trì sự ôn hòa, bình tĩnh, ý nghĩ trở nên thụ động, cứng nhắc, đa nghi (khoa học Tây Âu chủ yếu dựa vào sự nghi ngờ và rất đề cao nghi ngờ), thậm chí người ăn nhiều thịt còn hay hung hãn. Đó là biểu hiện xấu của lực Dương.

                                         Bày trí món chay sang trọng tinh tế

Với sữa, chất Casein trong sữa và các sản phẩm từ sữa rất khó hoặc không thể tiêu hóa được, sẽ tích tụ lại, rồi thối rữa, sinh ra niêm dịch và độc tố bao phủ bề mặt của dạ dày, ruột, tụy, gan, mật… làm suy yếu các cơ quan đó, khiến chúng đòi hỏi nhiều hồng cầu để đưa oxy, chất dinh dưỡng tới, chuyển Carbonic và độc tố đến nơi đào thải. Ăn sữa liên tục, tình trạng đó kéo dài, sẽ tạo ra những suy nghĩ bất thường, những phản ứng trì độn và lý trí suy sụp nên chẳng thể thông minh được.

——–

Trích sách Minh triết trong ăn uống của Phương Đông – TS. LY Ngô Đức Vượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *