Thứ 6 tuần Thánh là gì? Cách Ăn chay thứ 6 tuần Thánh ra sao?

Thứ Sáu Tuần Thánh (hay thứ Sáu Tốt Lành) là một ngày lễ thiêng liêng nhất trong lịch phụng vụ của Giáo hội đối với hàng trăm triệu Kitô hữu trên toàn thế giới. Vậy thứ Sáu Tuần Thánh là gì và ăn chay thứ 6 Tuần Thánh ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp nhé.

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày gì?

Thứ sáu Tuần Thánh (hay thứ Sáu Tốt lành) là một ngày lễ diễn ra vào thứ Sáu trước ngày Lễ Phục Sinh. Đây cũng là một ngày lễ linh thiêng đối với người theo Kitô giáo. Đặc biệt vào ngày này, cầu nguyện thường được coi trọng với việc đọc những đoạn Phúc âm viết về những sự việc dẫn tới sự đóng đinh Giêsu vào Thánh giá tại Calvary.

Thứ 6 tuần Thánh là gì?

Thứ 6 Tuần Thánh 2021 diễn ra khi nào?

Lễ Phục sinh năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật mùng 4 tháng 4 Dương lịch. Vì thế thứ Sáu Tuần Thánh sẽ diễn ra vào ngày 2/4/2021 Dương lịch.

Ý nghĩa thứ 6 Tuần Thánh

Thứ 6 Tuần Thánh chính là dịp để các Kitô hữu tưởng nhớ nỗi thống khổ của Đức Kitô khi bị phản bội, bị chế nhạo, chịu sự nhục nhã. Cuối cùng là bị giết chết bằng cách bị đóng đinh vào Thập Tự Giá.

Ý nghĩa của việc ăn chay Thứ 6 Tuần Thánh theo đạo Công-giáo là nhằm nhắc nhở chúng ta phải biết tự chế ngự, làm chủ các ham muốn, sám hối, cầu nguyện và gia tăng tinh thần bác ái giúp đỡ những người khốn khổ. Tiêu chuẩn của người ăn chay Thứ 6 Tuần Thánh:

  • Tuổi giữ chay, theo giáo lý 97 và 1252: “Mọi tín hữu tuổi từ 18 cho đến 60 tuổi thì buộc phải giữ chay”.
  • Tuổi ăn kiêng, theo giáo lý 1252 “buộc những tín hữu tuổi từ 14 trở lên”.
  • Tại Việt Nam hiện nay chỉ còn buộc giữ chay hai ngày (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh).
  • Luật giữ chay kiêng thịt cũng có thể miễn hoặc giảm cho những người (già yếu, đau bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ…)

Ý nghĩa của thứ 6 tuần Thánh

Cách ăn chay Thứ 6 Tuần Thánh

  • Chỉ ăn một bữa no trong ngày. Nếu lấy bữa trưa làm chính thì bữa sáng và bữa tối chỉ được ăn chút mà thôi.

Ăn chay thứ 6 tuần Thánh chỉ được ăn 1 bữa chính và không ăn vặt

  • Cấm ăn thịt loài máu nóng (heo, bò, gà, vịt…) bao gồm thịt và tất cả những thứ khác như tim, gan, lòng chay…. Nhưng được dùng các nước thịt và các đồ ăn có pha chất thịt, như cháo nước thịt.
  • Được ăn cá và loài máu lạnh (như ếch, rùa, sò, cua, tôm). Ngày kiêng thịt cũng được phép dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ…

Ăn chay thứ 6 tuần Thánh kiêng thịt nhưng được ăn cá

  • Không ăn quà vặt trong ngày.
  • Không uống các thức uống có chất kích thích như rượu, bia…

Một số điều cần biết về ngày thứ 6 Tuần Thánh

Thứ 6 Tuần Thánh là ngày đặc biệt. Do đó nếu bạn theo đạo hoặc đang tìm hiểu về đạo Thiên Chúa thì đừng bỏ qua những điều dưới đây.

Một vài điều về thứ 6 Tuần Thánh

Ngày duy nhất không có Thánh Lễ

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày duy nhất không có Thánh Lễ, nghĩa là không có truyền phép Thánh Thể. Tuy nhiên, Thánh Thể vẫn được giữ từ Thánh Lễ hôm trước và các Kitô hữu vẫn được đón nhận Thánh Thể.

Bên cạnh đó, các bí tích khác vẫn được cử hành trong trường hợp khẩn cấp như rửa tội cho người hấp hối hoặc xức dầu cho người bệnh nặng. Nghi thức an táng được cử hành nhưng không có đàn hát hoặc chuông…

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày duy nhất không có Thánh Lễ

Tôn kính Thánh Giá

Mặc dù thứ Sáu Tuần Thánh không cử hành Thánh Lễ, nhưng lại có nghi thức tôn kính Thánh Giá để tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu.

Nghi thức này thường được cử hành vào lúc 3 giờ chiều, giờ con Thiên Chúa trút hơi thở trên Thánh Giá. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà nghi lễ này có thể cử hành muộn hơn nhưng phải trước 9 giờ tối.

Thứ Sáu Tuần Thánh có nghi thức tôn kính Thánh Giá

Ngày Tốt Lành

Thứ 6 Tuần Thánh là ngày ảm đạm nhất, ngày đại tang nhưng cũng chính là Ngày Tốt Lành bởi con Thiên Chúa đã hoàn tất mọi sự. Chính cái chết của Chúa Giêsu đã khiến Tử Thần phải thua cuộc, bó tay.

Khởi đầu cho Lễ Phục Sinh

Thứ Sáu Tuần Thánh là khởi đầu của sự chết, nhưng cũng chính là khởi điểm của sự phục sinh. Alleluia, Chúa Giêsu đã sống lại vinh quang!

Ăn chay là việc thực hành phổ biến của hầu hết các tôn giáo. Tuy nhiên, mục đích của việc ăn chay lại không giống nhau. Đối với những tu sĩ Phật Giáo hay nhiều Phật tử có thói quen ăn chay trường là hạn chế sát sinh. Không dùng những thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoặc không có sự giết chóc động vật.

Thứ sáu tuần Thánh khởi đầu cho lễ phục sinh

Trong khi đó người Công Giáo ăn chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Vì thế mà việc ăn chay hai bên khác nhau nên không thể so sánh vì không cùng mục đích.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ý nghĩa của việc ăn chay thứ Sáu Tuần Thánh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.