Tháng Ăn Chay Ramadan: Ý nghĩa tháng “nhịn ăn” của người Hồi Giáo

Tháng Ăn Chay Ramadan còn có tên gọi khác là tháng “nhịn ăn” đây là một trong những lễ hội của người Hồi Giáo. Phong tộc độc đáo này thường diễn ra mỗi năm một lần. Vậy bạn đã biết hết nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội này, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguồn gốc của tháng Ăn Chay Ramadan

Tháng Ăn Chay Ramadan do tiên tri Mohammed truyền dạy cho đệ tử

Trước tiên đề cập đến nguồn gốc của tháng Ăn Chay Ramadan chúng ta cùng nhau kể câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Như sau:

Nguồn gốc của tháng Ăn Chay Ramadan

Chuyện kể lại rằng, ngày xưa có một nhà tiên tri tên Mohammed đã khuyên những đệ tử của mình để tránh thế lực tà ác không nên ăn uống. Kể từ đó, mỗi tháng Ramadan bắt đầu người Hồi Giáo sẽ thực hiện nghi thức nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc cho tới khi lặn dần. Tuy nhiên, tháng ăn Ramadan sẽ không áp dụng cho những người đang mắc bệnh, phụ nữ mang thai hay người thường xuyên di chuyển đến nơi khác.  Sau khi kết thúc lễ này, người nhịn ăn sẽ được chiêu đãi một bữa ăn cực lớn diễn ra vào buổi chiều – iftar.

Ngày nay, nhiều người thường áp dụng Tháng Ăn Chay Ramadan bởi họ tin đây là phương pháp rèn luyện cơ thể. Đồng thời, cách này có thể giúp người nhịn ăn kiềm chế thể chất và tinh thần.

Tháng Ăn Chay Ramadan giúp các tín đồ tránh thế lực tà ác

Bên cạnh, lợi ích của thắng ăn chay của Hồi Giáo về mặt sức khỏe, lễ hội còn thể hiện tinh thần trân trọng lương thực, thực phẩm…. Vì vậy, những quốc gia như Ấn Độ, Các Tiểu Vương quốc Arab… chọn đường phố để dùng bữa ăn iftar. Như vậy, tháng để ăn chay Ramadan do lời dạy của nhà tiên tri Mohammed với mục đích trừ tà, tránh các thế lực tà ác.

Giá trị của lễ hội Ăn Chay Ramadan

Nhiều người hiện nay thường lầm tưởng tháng Ramadan thì tất cả người Hồi Giáo sẽ hoàn toàn nhịn ăn. Tuy nhiên, thực tế cứ mỗi thời điểm mặt trời lặn, trên con phố sẽ trở nên nhộn nhịp hơn không chỉ có sự hiện diện của món ăn truyền thống.

Ramadan là tiếng của quốc gia Ả Rập: رمضان, Ramadān ý chỉ tháng thứ 9 của lịch âm lịch của quốc gia này. Xét theo dương lịch thì tháng Ramadan luôn thay đổi theo mỗi năm, hoàn toàn không có ngày cố định. Nhiều người hay gọi Ramadan là tháng nhịn ăn, ăn chay nhưng điều này chưa thực sự đúng. Bởi những tín đồ Hồi Giáo không thực sự ăn chay nên gọi tháng Ramadan là chính xác nhất.

Trong suốt quá trình ăn chay theo lễ Ramadan, những tín đồ này buộc phải thực hiện giáo nghiêm gồm: Không ăn, không uống và không hút thuốc… Tức người ăn chay Ramadan không được cho bất cứ thứ gì vào miệng kể cả sinh hoạt tình dục. Theo đó, luật của đạo cũng có liệt kê như sau:

  • Người đang ốm
  • Phụ nữ có thai
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Những người đi du lịch nước ngoài được miễn trừ nếu quốc gia không dùng đạo Hồi làm quốc giáo.

Khi chấm dứt tháng Ramadan người Hồi giáo sẽ thực hiện lễ Eid al-Fitr.

Sau Ramadan sẽ thực hiện lễ Eid al-Fitr

Ý nghĩa của việc thực hiện tháng nhịn ăn

Tháng Tháng Ăn Chay Ramadan có nhiều ý nghĩa như sau:

  • Thứ nhất: Nhịn ăn uống để thông cảm với người nghèo đói, đồng đạo không đủ ăn, đủ mặc.
  • Thứ hai: Tháng ăn chay tôi luyện cho con người sự tiết chế, kháng với những cám dỗ về vật chất nhằm tạo con đường lên thiên đàng thuận lợi.

Trong tháng Ăn Chay Ramadan phân chia các ngày nhịn ăn theo mức độ như như sau:

  • Từ 1-10 Ramadan: Ngày cầu nguyện để nhận được “sự nhân từ của Allah” (God’s Mercy)
  • Từ 11-20 Ramadan: Ngày “Allah xoá tội” (God’s Forgiveness)
  • Từ 20-30 Ramadan: Ngày cầu nguyện “tránh phải xuống Địa Ngục” (Salvation from Hellfire)

Mỗi buổi chiều của tháng Ramadan sẽ có những bữa ăn từ thiện. Các vật dụng như bàn ghế được bố trí theo dãy và đặt ở vườn hoa trên vỉa hè. Sau đó, đến gần 17 giờ, những gia đình nghèo di chuyển đến địa điểm ăn này để thưởng thức bữa ăn. Lúc này, các tín đồ đợi đến khi nghe được tiếng loa từ các giáo đường và chờ đọc xong câu nguyện:

Tín đồ tụ tập vào buổi chiều để ăn uống

  • “Không có thần linh nào xứng đáng để được tôn thờ ngoài Thượng đế (Allah), và Muhammad là Thiên sứ của Ngài”,

Cầu nguyện kết thúc, những tín đồ bắt đầu hoạt động ăn uống. Đối với gia đình có điều kiện thì tổ chức ở một nơi linh đình hơn. Sau hoạt động này, tất cả mọi người sẽ đi chơi, nói chuyện cho đến khuya mới được về nhà nghỉ. Đến 2 giờ – 3 giờ, mỗi khu phố xuất hiện người mang trống nhỏ đánh nhập ngũ liên để đánh thức tín đồ dạy. Việc này sẽ giúp mọi người có thời gian nấu nướng, ăn uống chuẩn bị cho ngày mới nhịn ăn tiếp.

Thời điểm thực hiện lễ Ramadan

Thời điểm thực hiện lễ hội nhịn ăn Ramadan mỗi năm sẽ khác nhau hoàn toàn. Năm 2021 không biết có lễ hội đúng kế hoạch hay không do đại dịch Covid đang hoành hành ở các quốc gia Hồi Giáo như Ấn Độ. Ở đây, chúng tôi sẽ liệt kê những ngày nhịn ăn các năm trước như:

  • Năm 2017: 27 tháng 5 – 24 tháng 6
  • Năm 2018: 16 tháng 5 – 14 tháng 6
  • Năm 2019: 6 tháng 5 – 3 tháng 6

Tháng Ăn Chay Ramadan là những lễ hội của người Hồi Giáo. Các tín đồ không nhịn ăn trong 1 tháng  Ramadan và không được cho bất kỳ thứ gì vào miệng cũng như không phát sinh tình dục. Lễ hội ăn chay giúp tín đồ phòng tránh tà ác, rèn luyện tinh thần, trí tuệ và khắc chế các ham muốn đời thường.

Nếu bạn cần thêm thông tin về ăn chay hay những vấn đề khác thuộc lĩnh vực này hãy truy cập vào https://anchaykhapmoinoi.org/ để có thêm nhiều thông tin quý giá.